CÁC BỆNH PHỔ BIẾN Ở LAN HỒ ĐIỆP

NGUYÊN NHÂN LAN HỒ ĐIỆP BỊ THỐI LÁ VÀ PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ

Nguyên nhân lan hồ điệp bị thối lá và phương pháp xử lý

Nguyên nhân lan hồ điệp bị thối lá là do đâu? Câu hỏi luôn được sự quan tâm của rất nhiều người trồng và thưởng lan. Lan hồ điệp với vẻ đẹp kiêu sa, sang trọng luôn là loài hoa được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên trong quá trình trồng lan và chăm sóc, dù là người mới hay người trồng lan lâu năm đều đã gặp phải trường hợp lan hồ điệp bị thối lá, bị úng, ảnh hưởng đến vẻ đẹp của lan. Bệnh này tuy đơn giản nhưng nếu không được xử lý kịp thời sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chậu lan hồ điệp. Cùng ORCHIDS WORLD tìm hiểu nguyên nhân và cách xử lý qua bài viết dưới đây nhé!

Nguyên nhân lan hồ điệp bị thối lá

Tưới nước quá nhiều: Lan hồ điệp là loại cây ưa ẩm nhưng không chịu được úng nước. Tưới nước quá nhiều khiến cho giá thể luôn trong tình trạng ẩm ướt, tạo điều kiện cho nấm bệnh phát triển, dẫn đến thối lá.

Ánh sáng, nhiệt độ: nếu để dưới ánh nắng gay gắt, làm lan dễ bị cháy lá là cơ hội để nấm bệnh phát triển

Côn trùng, bệnh hại: Một số bệnh hại như thối nhũn do vi khuẩn, nấm Rhizoctonia, nấm Colletotrichum cũng có thể gây ra tình trạng thối lá trên lan hồ điệp. Một số loại côn trùng như rệp sáp, rệp vừng chích hút nhựa cây, tạo điều kiện cho nấm bệnh phát triển, dẫn đến thối lá.

Ngoài những nguyên nhân trên thì lá bị thối cũng có thể do các vết trầy, cây bị xây xát trong quá trình vận chuyển. Đây cũng là điều kiện để cho nấm phát triển làm lá bị thối. 

Triệu chứng của lá bị thối là lá lan bắt đầu xuất hiện những vệt đốm. Trong điều kiện ẩm ướt, những vệt đốm này sẽ bắt đầu lan rộng và ngả sang vàng, bệnh nặng là khi ngọn cây bị thối nhũn và mềm. Những vị trí lá bị nhiễm bệnh luôn có mùi hôi khó chịu và tiết ra chất dịch nhầy.

Nguyên nhân lan hồ điệp bị thối lá

(Nguyên nhân lan hồ điệp bị thối lá)

Phương pháp xử lý lan hồ điệp bị thối lá

Ngay khi nhận thấy dấu hiệu lan bị thối lá, việc đầu tiên là cần ngừng tưới nước cho cây lan để tránh tình trạng bị thối rễ. Cắt bỏ những lá bị thối, để tránh việc lây lan sang những lá khác, đồng thời loại bỏ những lá già, lá úa để tạo sự thông thoáng cho cây lan. 

Tách cây lan ra khỏi giá thể, cắt bỏ phần rễ bị nhiễm bệnh bằng kéo, tốt nhất là bằng lưỡi lam. Sau đó bôi keo liền sẹo vào những vết cắt.

Tiếp theo bạn dùng thuốc đặc trị bệnh thối lá ở lan, một số loại thuốc phổ biến như Starner 20WP, Starner 20WP, Poner 40TB và Ridomil Gold 68WG. Bạn nên xem kỹ hướng dẫn liều lượng sử dụng trên bao bì để dùng cho phù hợp với cây lan của mình, để phát huy tối đa công dụng của thuốc. 

Cây lan hồ điệp bị thối lá

(Cây lan hồ điệp bị thối lá)

Cách phòng ngừa lan hồ điệp bị thối lá

Để tránh tình trạng cây lan bị thối lá, bạn nên chú ý một số vấn đề sau:

  • Tưới nước hợp lý: chỉ tưới nước khi giá thể đã khô ráo, nên tưới vào buổi sáng hay chiều mát, tránh tưới cây vào trưa nắng nóng.
  • Đảm bảo độ ẩm và nhiệt độ: duy trì độ ẩm thích hợp cho lan từ 50-70%, nhiệt độ tối ưu cho lan là 18-28 độ C
  • Tăng cường thông gió: Đặt chậu lan ở nơi thông thoáng, có ánh sáng khuếch tán.
  • Phòng trừ côn trùng gây hại: Thường xuyên kiểm tra cây để phát hiện và tiêu diệt kịp thời các loại côn trùng gây hại.
  • Bón phân hợp lý: Bón phân cho lan hồ điệp theo định kỳ, tuy nhiên cần lưu ý không nên bón quá nhiều phân, đặc biệt là phân đạm.

Lan hồ điệp bị thối lá là vấn đề thường gặp trong quá trình chăm sóc. Việc nắm rõ nguyên nhân lan hồ điệp bị thối lá và phương pháp xử lý hiệu quả sẽ giúp bạn bảo vệ cây lan của mình luôn khỏe mạnh và rực rỡ.

Xem thêm về: phục hồi lan hồ điệp bị nhăn thân, hướng dẫn cách chăm sóc cho lan hồ điệp