Lan là loài hoa kiêu sa, được mệnh danh là nữ hoàng của các loài hoa, tượng trưng cho sự sang trong, thanh tao và tinh tế. Tuy nhiên, không ít người chơi lan, dù là người mới bắt đầu hay người đã có kinh nghiệm, đều đã từng gặp phải tình huống lan không ra hoa hoặc chậm ra hoa. Khi đó, việc kích hoa lan sẽ giúp cây “thức tỉnh” cho hoa ra đúng mùa hoặc cho hoa nở nhiều hơn, đẹp hơn. Ở bài viết này, Orchids World sẽ chia sẻ cách kích hoa lan khi cây không ra hoa hoặc chậm ra hoa một thật chi tiết, an toàn và hiệu quả.
Vì sao lan không ra hoa?
Trước khi thực hiện việc kích hoa lan, bạn cần phải tìm hiểu nguyên do tại sao cây lan của mình không ra hoa hoặc cho hoa chậm. Việc này sẽ giúp bạn đưa ra phương pháp kích hoa đúng cách mà không ảnh hưởng đến sức sống của cây cũng như tránh làm cây suy kiệt và dẫn đến chết cây.
- Thiếu ánh sáng
Cây nào cũng cần ánh sáng để quang hợp, tùy mỗi cây mà cần mức độ ánh sáng khác nhau. Với hoa lan đặc biệt là lan hồ điệp thì là loài cây ưa mát, cần ánh sáng nhẹ, tuy nhiên nếu cây bị thiếu ánh sáng thì sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của mầm hoa.
- Bón phân không đúng cách
Khi sử dụng phân bón chuyên dụng cho lan, cần bón theo liều lượng và theo từng giai đoạn. Khi bón phân quá nhiều đạm (N) sẽ khiến cây phát triển lá và rễ nhưng sẽ ức chế quá trình phân hóa mầm hoa. Trong thời gian chuẩn bị ra hoa, lan cần bón phân có tỉ lệ photpho (P) và kali (K) cao.
- Nhiệt độ không phù hợp
Một số loài lan như hồ điệp, vanda, cattleya… cần sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm (thường 5–10°C) để kích thích sự hình thành nụ hoa.
- Cây chưa đủ sức ra hoa
Lan non, mới tách hoặc mới trồng lại thì bộ rễ chưa ổn định cần thời gian để phục hồi. Nếu cố gắng kích hoa trong giai đoạn này sẽ làm cây bị yếu hơn.
Khi nào nên kích hoa lan
Không phải khi nào cũng có thể kích hoa lan, phải lựa chọn thời gian phù hợp để kích hoa thì mới cho hiệu quả tốt
- Cây lan đã trưởng thành, có bộ rễ tốt và khỏe mạnh.
- Thân cây mập, có ít nhất 3-4 giả hành đối với lan thân thòng như Dendrobium.
- Cây đã ổn định trong chậu, không dùng trên cây vừa mới thay giá thể
- Thời tiết giao mùa, có sự thay đổi về nhiệt độ, độ ẩm – thường là đầu xuân hoặc đầu thu.
(Chậu lan 10 cành vàng đẹp khi hoa nở đều)
Các phương pháp kích hoa lan phổ biến
Kích hoa bằng phương pháp điều chỉnh điều kiện sống
Đây là phương pháp tự nhiên để kích hoa lan, không cần dùng tới hóa chất nhưng cần sự kiên nhẫn từ người trồng.
- Giảm nước tưới: Với lan giả hành như Dendro, Cattleya, bạn có thể giảm tưới nước từ từ, chỉ giữ ẩm gốc để cây “nghỉ ngơi”. Sau 2–3 tuần, khi thấy cây hơi “héo nhẹ”, bạn tưới trở lại và bón phân kích hoa như vậy cây sẽ dễ ra hoa hơn.
- Tăng ánh sáng: Dời cây ra vị trí có ánh sáng tốt hơn nhưng vẫn đảm cây không bị cháy lá. Lan thiếu ánh sáng thường không ra hoa, hoặc ra hoa èo uột, không bền màu.
- Tạo chênh lệch nhiệt độ: Đối với lan hồ điệp, việc giảm nhiệt độ ban đêm từ xuống 15–18°C và ban ngày giữ 25–30°C trong vài tuần có thể kích thích cây ra vòi hoa.
Kích thích hoa bằng phân bón chuyên dụng
Sử dụng phân bón có tỷ lệ P và K cao (như 6-30-30, 10-55-10…) giúp cây phân hóa mầm hoa hiệu quả.
Cách dùng:
- Pha theo đúng liều lượng như ghi trên bao bì
- Phun đều vào gốc mỗi tuần 1 lần
- Sau khoảng 3-4 tuần, bạn sẽ thấy nụ hoa bắt đầu hình thành
Chú ý: Không nên bón phân khi cây rễ yếu, thối rễ hoặc đang có dấu hiệu bệnh. Nên bón xen kẽ với phân vi lượng để cây không bị thiếu chất dinh dưỡng.
Kích hoa lan bằng thuốc kích thích (Hóa học)
Một số loại thuốc kích hoa phổ biến như Deamon, Thiourea, GA3 (Gibberellin), Vitamin B1 + Atonik có thể giúp kích thích mầm hoa nhanh hơn.
Cách sử dụng phổ biến:
- Thiourea + Vitamin B1: Kích thích phân hóa mầm hoa.
- GA3: Làm tăng chiều dài cành hoa, kích hoa sớm.
- Atonik: Tăng sức đề kháng và thúc đẩy ra hoa.
Cách pha: Pha đúng tỷ lệ khuyến cáo, thường là:
- Thiourea 1g + Vitamin B1 1ml + Atonik 1ml trong 1 lít nước.
Phun định kỳ 7–10 ngày/lần, liên tục 2–3 lần.
Lưu ý: Không lạm dụng vì có thể gây biến dạng hoa, yếu cây, giảm tuổi thọ cây lan.
Những lưu ý khi kích hoa lan
- Không kích hoa khi cây đang bệnh hoặc vừa cắt tỉa rễ.
- Cần đảm bảo cây đủ ánh sáng và độ ẩm, vì kích hoa sẽ tiêu tốn nhiều năng lượng của cây.
- Sau khi hoa tàn, hay cung cấp đủ dinh dưỡng để cây phục hồi và chuẩn bị cho cây ra lứa sau.
- Không nên kích hoa liên tục nhiều vụ/năm, đặc biệt với các dòng lan thân thòng, lan cần thời gian ngủ nghỉ.
Một số loài lan và cách kích hoa riêng biệt
- Lan Hồ Điệp
Cần giảm nhiệt độ vào ban đêm và giữ độ ẩm đều
Bón phân 6-30-30 hoặc 10-55-10 từ tháng 9 đến tháng 11 để ra hoa dịp Tết.
- Lan Dendrobium
Sau khi cây rụng lá (với loại thân thòng), ngưng tưới 2–3 tuần, sau đó phun Thiourea và B1.
Kích hoa vào cuối thu – đầu đông.
- Lan Cattleya
Tăng ánh sáng, giảm nước và bón phân giàu kali.
Kích hoa thường vào cuối xuân hoặc cuối hè.
Kết luận
Việc kích hoa lan đúng kỹ thuật không chỉ giúp cây ra hoa đúng mùa, hoa to và đều, cho hoa cũng bền hơn. Tuy nhiên, bạn cần kết hợp cả chăm sóc – bón phân – điều kiện môi trường – thuốc kích hoa một cách hợp lý, đúng thời điểm và đúng liều lượng. Tránh lạm dụng thuốc quá nhiều, và không kích hoa khi cây đang yếu vì có thể gây ra tác dụng ngược.
Hãy là người chơi lan thông thái, hiểu cây – hiểu thời điểm – hiểu kỹ thuật, để mỗi mùa hoa là một niềm vui trọn vẹn!
Tìm Hiểu Thêm Về NPP Lan Hồ Điệp Orchids World
Website: NPP Lan Hồ Điệp Orchids World
Fanpage: NPP Lan Hồ Điệp Orchids World
Hotline:
- HCM: 0934 064 188 – 0906 918 469 – 0902 857 234
- Hà Nội: 0364 299 916