CÁC BỆNH PHỔ BIẾN Ở LAN HỒ ĐIỆP

PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH CHO LAN HỒ ĐIỆP P.1

 

Những bệnh thường gặp ở hoa Lan Hồ Điệp

 

1. Các bệnh do nấm

* Bệnh thối đen

Bệnh do nấm Phytophthora palmivora gây ra, nấm bệnh hại trên cây Lan Hồ Điệp con và cây Lan Hồ Điệp trưởng thành thường vào mùa Hè lúc nhiệt độ và ẩm độ cao (tháng 6-8) hoặc do nhà trồng Lan Hồ Điệp không thông gió khiến bệnh phát sinh. Khi bệnh đã xẩy ra, nếu không kịp thời xử lý sẽ lây lan rất nhanh đến rễ, thân, làm thối rễ, vụn nát thậm chí còn làm ruỗng hết cây Lan Hồ Điệp. Con đường lây lan chủ yếu là do các bào tử nấm dính vào các hạt nước khi tưới nước rồi lan ra. Lá của Lan Hồ Điệp có thể bị nhiễm các tế bào tử chủ yếu xâm nhập qua các vết thương ở rễ và thân khiến cho rễ bị thối và lá bị rụng.

Phương pháp phòng trừ bệnh thối đen ở Lan Hồ Điệp như sau:

– Duy trì nhà trồng Lan Hồ Điệp được thông gió, thoáng khí

– Mục tiêu chủ yếu là bảo vệ vết thương cơ học, khi trồng Lan Hồ Điệp hay đổi chậu cần tránh làm xây xước rễ, những vùng bị xây xước phải rửa tiệt trùng,

– Khi phát hiện bệnh ở Lan Hồ Điệp phải quản lý chặt chẽ chế độ nước tưới cho Lan Hồ Điệp tránh cho cây bị mưa ướt.

– Khi phát hiện cây non bị bệnh phải kịp thời loại bỏ cây bệnh và giá thể trồng Lan Hồ Điệp đó phải được tiêu hủy.

– Cây bánh tẻ bị bệnh dùng kéo diệt trùng cắt bỏ các vết bị bệnh, bôi lên các vết cắt các thuốc sát trùng như: Natri phenolat; nếu cây hoa Lan Hồ Điệp bị nặng thì phải hủy bỏ để tránh bệnh phát tán sang cây khác.

Các loại thuốc thường dùng cho Lan Hồ Điệp để phun là:

+ Appencarb 75 DF 15g/10 lít

+ Score 250 EC 5-10mI/10 lít

+ Đồng Oxyt BTN 35% nồng độ 50-100g/10 lít

 

* Bệnh thán thư ở Lan Hồ Điệp

Bệnh do nấm Collectotrichium, gây hại cho lá già hoặc lá của cây sinh trưởng kém, biểu hiện bệnh là các vết đốm lớn màu nâu đen có hình tròn hoặc không có hình thù đặc biệt, ở tâm các đốm có những vòng tròn nhỏ màu nâu hoặc vàng. Sợi nấm sinh trường rất thích hợp ở nhiệt độ 22-25°C, trừ nhiệt độ trong nhà kính mùa Hè khá cao thì các nhiệt độ trong các mùa khác đều thích hợp cho bệnh này phát sinh, do đó bệnh này có thể xảy ra quanh năm.

 


Một số hiện tượng cần phải phòng trừ sâu bệnh cho hoa Lan Hồ Điệp.

Cách phòng và trị bệnh thán thư ở Lan Hồ Điệp như sau:

+ Boocdo 1%

+ Manconeb BTN 25 – 30g/bình 8 lít

+ Carben vil 50 sc 0,2 – 0,4/ha (thường phun 600 lít dung dịch cho 1 ha)

+ Topsin 5-10g/bình 8 lít

+ Arbotect 6-10g/bình 8 lít

 

* Lan Hồ Điệp bị bệnh phấn trắng

Gây hại cho thân và rễ, bệnh xâm nhiễm qua thân và lá khiến cho rễ và lá của Lan Hồ Điệp bi thối. Thời kỳ đầu khi phát bệnh ở cây non, rất khó phân biệt nếu nhìn bề ngoài với bệnh thối mềm ở Lan Hồ Điệp và bệnh dịch. Nhưng không lâu sau đó thì trên vết bệnh xuất hiện các sợi nấm màu trắng đặc trưng cho bệnh này, sau sẽ xuất hiện các bào tử màu đen khiến cho Lan Hồ Điệp bị thối thân và chết.

Cách phòng trừ bệnh phấn trắng ở Lan Hồ Điệp:

– Không nên dùng các giá thể chưa được khử trùng

– Làm sạch các ký chủ, vệ sinh sạch môi trường quanh vườn lan

– Kiểm tra cây khi có bệnh thì loại bỏ

– Khi bị bệnh có thể dùng:

+ Dung dịch Boocdo 1%

+ Rovral 50 WP 10-20g/bình 10 lít

+ Anvil 5 sc 10-15ml/bình 10 lít

+ Score 250 EC 5-10ml/bình 10 lít

 

* Lan Hồ Điệp bị bệnh muội than

Thường gặp ở những vườn lan không được chăm sóc tốt do không được thông gió, ánh sáng không đủ, cây Lan Hồ Điệp dễ bị một số loại sâu như rầy bông, bướm phấn… cắn hại, lây truyền bệnh này, chúng tiết các dịch ngọt trên bề mặt và lưng lá, thân hoặc trên cuống hoa. Lúc đó bào tử của muội than (Sactymolds) sẽ mọc trên dịch ngọt đó. Mặc dù đây chỉ là bệnh trên bề mặt lá, không có ảnh hưởng trực tiếp đến cây, nhưng những vùng lá cây bị che bởi nấm sẽ ảnh hưởng đến quang hợp và hình dáng bên ngoài của cây.

Cách phòng trừ bệnh muội than ở Lan Hồ Điệp

+ Diệt các loại rệp truyền nhiễm bệnh cho Lan Hồ Điệp

+ Khi Lan Hồ Điệp bị bệnh muội than thì dùng nước để lau sạch vết bệnh

+ Chọn những giống không tiết ra dịch ngọt

+ Dùng Dithane 80 WP 40-50g/bình 10 lít, cách hai tuần phun 1 lần.

 

* Bệnh đốm nâu cánh hoa ở Lan Hồ Điệp

Lan Hồ Điệp bị bệnh đốm nâu trên hoa là do nấm Botrytis cinarea Pers. Trên cánh hoa Lan Hồ Điệp, xuất hiện trong các đốm mùa, chủ yếu là do độ ẩm cao và không thông thoáng gió của môi trường trồng Lan Hồ Điệp gây ra. Vào mùa Đông và mùa Xuân, nhiệt độ thấp để đề phòng khí lạnh bên ngoài gây hại cho cây Lan Hồ Điệp. Khi đóng chặt cửa hoặc giữ nhiệt độ làm cho độ ẩm trong nhà trồng Lan Hồ Điệp quá cao (trên 90%) khiến cho bệnh này dễ dàng phát sinh vào mùa đông. Thường xuất hiện vào tháng 2-5 hàng năm, phổ biến xẩy ra ở Lan Hồ Điệp trồng trong nhà kính. Nếu hoa Lan Hồ Điệp bị bệnh này không những làm giảm vẻ đẹp và giảm giá thành mà còn có thể không bán được gây tổn thất nghiêm trọng.

Cách phòng trừ bệnh đốm nâu ở Lan Hồ Điệp

+ Giữ thông gió, thoáng khí, độ ẩm thấp

+ Tránh nóng, tránh trồng Lan Hồ Điệp dầy, tránh mưa hoặc phun nước lên hoa Lan Hồ Điệp

Các loại thuốc dùng để phun là:

+ Bellkute 40 WP 8g/bình 10 lít

+ Rovral 50 WP 10-20g/bình 10 lít

* Lan Hồ Điệp bị bệnh vàng lá hoặc bệnh rụng hoa ở Lan Hồ Điệp

Bệnh này gây hại cho hoa Lan Hồ Điệp ở phần cuống lá. Dấu hiệu bệnh là các đốm màu xám nhạt, các hình elip màu nâu hoặc các đốm không có hình thù đặc trưng, có các bào tử nấm màu nâu nhạt, cuối cùng làm cho lá bị vàng và rụng đi.

Cách phòng trừ bệnh vàng là ở Lan Hồ Điệp hoặc Lan Hồ Điệp bị bệnh rụng hoa

– Loại trừ các cuống hoa và hoa rụng trong vườn

– Giữ cho vườn trồng Lan Hồ Điệp thông gió thoáng khí

– Phun định kỳ dung dịch Boocdo 1%, Zineb 80 WP hay Dithane 80 WP với liều lượng và cách dùng theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

 

 


PHONGLANVIETNAM.COM

42 Điện Biên Phủ, P.ĐaKao, Q.1, TP.HCM

( Bên cạnh cửa hàng xe máy YAMAHA, hướng từ Hàng Xanh vào Q1, gần đến ngã tư Điện Biên Phủ + Đinh Tiên Hoàng ) 

Hottline: 0902 857 234 – 0934 064 118

Email: ORCHIDSWORLDVN@GMAIL.COM

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *