Xem thêm:
Phòng trừ sâu bệnh cho Lan Hồ Điệp P.1
Phòng trừ sâu bệnh cho Lan Hồ Điệp P.3
Nhận biết sâu bệnh phòng ngừa cho Lan
2. Bệnh do vi khuẩn ở Lan Hồ Điệp
* Bệnh thối mềm ở Lan Hồ Điệp
Lan Hồ Điệp bị bệnh thối mềm là do vi khuẩn Pseudonoas gladioli gây ra. Lá Lan Hồ Điệp khi bị bệnh, đầu tiên xuất hiện các đốm mọng nước, hướng về phía ánh sáng, các đốm bệnh có dạng trong suốt. Trong điều kiện thích hợp các đốm bệnh lan rất nhanh, khi nhiễm bệnh 1-2 ngày thì mỗi ngày lan sang 2-3cm, 3 ngày sau thì lan rộng ra với tốc độ 4-6cm/ngày, do đó các cây Lan Hồ Điệp non chỉ khoảng 2-3 ngày là chết. Cây Lan Hồ Điệp trưởng thành khi có tác động cơ giới như tưới nước cho Lan Hồ Điệp, bón phân cho Lan Hồ Điệp, vận chuyển… lá rất dễ bị rách, lúc đó sẽ giải phóng ra một lượng lớn dịch chứa vi khuẩn, xâm nhiễm sang các lá Lan Hồ Điệp khoẻ mạnh tạo thành đợt lây nhiễm thứ hai và làm tăng tốc độ phát tán.
Bệnh thối mềm ở Lan Hồ Điệp.
Bệnh thối mềm ở Lan Hồ Điệp do vi khuẩn gây ra thì các thuốc cho Lan Hồ Điệp thông thường đều không có hiệu quả, một khi phát bệnh thì chỉ có thể loại bỏ. Do đó chủ yếu dùng các biện pháp phòng trừ sâu bệnh cho hoa Lan Hồ Điệp, quản lý chặt chẽ nhà trồng Lan Hồ Điệp và định kỳ phun thuốc cho Lan Hồ Điệp.
Cách phòng trị bệnh thối mềm ở Lan Hồ Điệp như sau:
– Trồng Lan Hồ Điệp không nên đặt quá sát nhau, cần giữ khoảng cách hợp lý bón vừa đủ đạm cung cấp đủ ánh sáng cho Lan Hồ Điệp và làm tăng sức đề kháng cho cây.
– Môi trường trồng Lan Hồ Điệp cần tăng cường thông gió và giảm ẩm, sau khi tưới nước không để đọng nước trên lá và làm sạch cỏ trong vườn trồng Lan Hồ Điệp.
– Kịp thời loại bỏ cây bị bệnh, tập trung lại để đốt hoặc chôn và cách ly cây bị bệnh khỏi khu vực trồng Lan Hồ Điệp.
– Định kỳ phun các chất diệt trừ vi khuẩn cho Lan Hồ Điệp
– Phun thuốc kháng sinh: 1g Streptomicin + 1g Tetracyclin hòa trong 1,5 lít nước.
Chú ý: Ngừng tưới nước cho Lan Hồ Điệp khi xử lý bệnh một vài ngày.
* Lan Hồ Điệp bị bệnh thối nâu
– Bệnh thối nâu ở Lan Hồ Điệp do vi khuẩn Erwinia carotovora gây ra, gây chết cây chỉ sau 2-3 ngày, đặc biệt vào mùa mưa, vi khuẩn này ưa các nơi nóng ẩm, khi lá bị đọng nước thì rất dễ phát bệnh. Những lá cây Lan Hồ Điệp bị bệnh đốm nâu đầu tiên xuất hiện những đốm mọng nước màu xanh lục, trong điều kiện thích hợp những đốm nhỏ này lan ra thành những đốm to hình elip, hình dài hoặc không có hình thù rõ rệt. Có màu xanh xẫm hoặc nâu đen, xung quanh các vết bệnh thường có các vòng nâu đen, khi bị nặng làm cho lá Lan Hồ Điệp bị vàng và rụng, nếu lan đến đỉnh sinh trưởng thì sẽ làm cho chết cây. Trong điều kiện ngoại cảnh thay đổi không thích hợp cho vi khuẩn hoặc sau khi phun thuốc đặc hiệu, các đốm bệnh chuyển thành mầu nâu và không lan nữa, xung quanh vết bệnh sẽ tạo thành các khuyên màu vàng. Bệnh thối nâu ở Lan Hồ Điệp và bệnh thối mềm ở Lan Hồ Điệp khác nhau ở chỗ: lá Lan Hồ Điệp bị bệnh thối nâu thì mô lá vẫn còn cứng, không thay đổi thế lá. Nhưng nếu cây mềm, bệnh dịch nên rất khó phân biệt. Khi nhiệt độ cao dùng tay ấn nhẹ vào vết bệnh thì vết bệnh sẽ bị vỡ giải phóng dịch chứa vi khuẩn. Các vi khuẩn này rất dễ lan sang các cây khác qua con đường bón phân, tưới nước. Bệnh này gây hại cho cây non và cây già, tốc độ lan và mức độ gây bệnh không bằng bệnh thối mềm ở Lan Hồ Điệp, nhưng bệnh này tồn tại rất dai dẳng, khó diệt trừ tận gốc chúng đều có khả năng gây hại đối với các họ lan khác vỉ vậy, đừng để quá muộn, cần phòng trừ sâu bệnh cho hoa Lan Hồ Điệp.
Ở miền Bắc nước ta bệnh thối nâu trên Lan Hồ Điệp phát triển mạnh vào dịp cuối Xuân sang đầu mùa Hè. Kết quả điều tra bệnh thối nâu ở vườn trồng Lan Hồ Điệp tại trường Đại học Nông nghiệp I, Hà nội trong thời kỳ này cho thấy rõ hơn tác hại của bệnh.
* Bênh thối nâu do vi khuẩn ở Lan Hồ Điệp
Thời gian điều tra
Tháng 3
Tỷ lệ bệnh = 2.79%
Chỉ số bệnh = 1,46%
Tháng 4
Tỷ lệ bệnh = 3,87%
Chỉ số bệnh = 2,02%
Tháng 5
Tỷ lệ bệnh = 2,40%
Chỉ số bệnh = 1,31%
Sau khi vi khuẩn thối nâu xâm nhập vào cây phải mất một tuần sau mới xuất hiện những đốm có thể quan sát bằng mắt thường, tốc độ lây lan rất chậm nhưng sau khi phạt hiện vết bệnh cho dù chúng ta có lập tức loại bỏ vết bệnh thì một số ngày sau vẫn xuât hiện các vết bệnh ở vị trí khác trên lá, trừ khi có thể liên tục phun thuốc kháng sinh hoặc thuốc chứa Cu. cần phải phát hiện bệnh thật sớm cộng thêm phun thuốc định kỳ cho Lan Hồ Điệp mới có thể thành công trong việc ngăn chặn bệnh cho Lan Hồ Điệp.
Cách phòng trừ bênh thối nâu do vi khuẩn ở Lan Hồ Điệp:
– Cắt bỏ phần thối, sau đó ngâm vào dung dịch thuốc Kasia 20 WP 1/1000 (một thìa cafe cho 5 lít nước) thời gian ngâm 1-2 giờ.
– Bôi vôi vào vết cắt bỏ phần thối rồi phun thuốc kháng sinh: 1g Streptomicin + 1g Tetracylin hoà trong 1,5 lít nước
– Ngừng tưới nước cho Lan Hồ Điệp khi xử lý bệnh một vài ngày.
* Bệnh virus ở Lan Hồ Điệp
Virus gây bệnh cho Lan Hồ Điệp thường gặp: Virus ORST, CYMV, Orchid Strain TMV, CMV. Hai loại đầu là hai loại virus gây bệnh chủ yếu ở lan, nó xẩy ra và lây lan chủ yếu là do côn trùng, do sự cọ xát giữa các lá và do các vết thương cơ học… virus ORST và CYMV đều không gây bệnh cho đời sau qua hạt.
Lan Hồ Điệp bị Virus
Các cây Lan Hồ Điệp bị bệnh do virus thường tạo ra các đốm hoại tử, làm cho lá ngả vàng và hoa đổi màu, có đột biến… Hiện tại chưa có thuốc phòng trừ bệnh cho Lan Hồ Điệp do virus. Các bệnh xẩy ra do đặc điểm sinh lý của Lan Hồ Điệp rất dễ nhầm lẫn với các bệnh do virus ở Lan Hồ Điệp và rất khó phán đoán. Phòng bệnh virus chủ yếu qua phát hiện sớm, xử lý sớm, tiêu hủy sớm và đồng thời diệt các sâu hại, khử trùng sạch các dụng cụ để ngăn chặn cho virus lây lan. Chọn lựa các giống gốc đã được làm sạch virus để trồng Lan Hồ Điệp cũng là một cách hữu hiệu tránh nhiễm virus cho Lan Hồ Điệp trên diện rộng.
Nguồn: http://kenhantan.com/2016/03/14/phong-tru-sau-benh-cho-hoa-lan-ho-diep/
PHONGLANVIETNAM.COM
42 Điện Biên Phủ, P.ĐaKao, Q.1, TP.HCM
( Bên cạnh cửa hàng xe máy YAMAHA, hướng từ Hàng Xanh vào Q1, gần đến ngã tư Điện Biên Phủ + Đinh Tiên Hoàng )
Hottline: 0902 857 234 – 0934 064 118
Email: ORCHIDSWORLDVN@GMAIL.COM